eGPU đang trở thành giải pháp hỗ trợ đắc lực được nhiều người lựa chọn nhằm khắc phục hạn chế về không gian, nhiệt độ, thời lượng pin,… của chiếc máy tính xách tay. Vậy thực chất eGPU là gì? Có ưu, nhược điểm gì? Gồm những loại nào? Kết nối với laptop qua cổng giao thức nào? Cách kết nối ra sao?
1. eGPU là gì?
eGPU là từ viết tắt của cụm từ External Graphics Processing Unit, có nghĩa là bộ card đồ họa rời. Đúng như cái tên gọi, eGPU không nằm bên trong máy tính như iGPU hay dGPU mà nằm ở bên ngoài, kết nối với máy thông qua các cổng kết nối.
Việc đặt các GPU trong laptop có những hạn chế nhất định như không gian giảm, hiệu năng không đạt mức tối đa, khả năng tản nhiệt kém. Do đó, Intel đã lên ý tưởng trong rất nhiều năm và cho ra đời eGPU. Chúng tạo nên một bước tiến lớn, giúp nâng cấp hiệu suất của chiếc máy tính xách tay mà không làm nóng máy, hao pin.
eGPU được tạo thành từ một hoặc nhiều card đồ họa VGA kết hợp cùng bo mạch, dây cáp, dây nguồn và bộ phận tản nhiệt. Ngoài ra còn có một số phụ tùng khác. Sau khi cắm eGPU, cài đặt driver, khởi động lại là máy sẽ tự động chuyển tất cả các tác vụ xử lý đồ họa mặc định trên máy sang card đồ họa trong eGPU. Từ đó, hiệu năng xử lý của laptop được tăng lên gấp nhiều lần mà không gây nóng máy, tốn pin.
2. Ưu, nhược điểm của eGPU
Sản phẩm nào cũng có ưu và nhược điểm riêng, eGPU cũng vậy.
2.1. Ưu điểm của eGPU:
– Giao thức kết nối đơn giản, số lượng cổng kết nối đa dạng.
– Có khả năng tương thích với nhiều thiết bị thông minh khác nhau.
– Dễ dàng di chuyển, tính linh động cao hơn so với thùng PC mà vẫn đảm bảo khả năng đồ họa mạnh mẽ.
2.2. Nhược điểm:
– Tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc cao bởi tác động lực trong quá trình di chuyển.
– Một số dòng laptop phải sử dụng màn hình rời vì màn hình máy không đáp ứng độ phân giải, tần số quét,…
– Số lượng máy tính xách tay hỗ trợ eGPU chưa nhiều.
– Giá thành eGPU còn cao.
3. Các cổng kết nối eGPU
Hiện eGPU có thể kết nối với chiếc máy tính xách tay qua các cổng giao thức sau:
3.1. Cổng mPCie
Đây là cổng kết nối phổ biến giữa eGPU và laptop. Tuy nhiên, nó cũng là cách kết nối bất tiện nhất bởi phải tháo vỏ laptop, tháo bỏ card wifi mới có thể cắm cable kết nối eGPU. Không những vậy, một số dòng máy tính có whitelist, cổng wifi chỉ nhận card chính hãng.
3.2. Cổng Express Card 34 và 35
Kết nối eGPU với máy tính qua cổng Express Card 34 và 35 là cách thức thuận tiện nhất. Bởi chỉ cần cắm trực tiếp eGPU vào cổng đó trên thân laptop là xong, không cần phải tháo vỏ.
3.3. Cổng NGFF
Cổng kết nối NGFF (M.2) thường thấy trên các chiếc máy tính CPU core i5 trở lên, băng thông lớn hơn cổng mPCie. Cách kết nối eGPU qua cổng này tương tự như cổng mPCie, cần phải tháo máy.
3.4. Cổng Thunderbolt
Do cổng Thunderbolt có băng thông lớn nên nó trở thành cách thức kết nối eGPU với laptop tốt nhất. Tuy nhiên, số dòng laptop có cổng Thunderbolt hiện vẫn chưa phổ biến, giá lại cao.
4. Các bước kết nối eGPU với laptop
Cách kết nối eGPU với laptop không quá khó khăn, nếu bạn không rành có thể nhờ bên bán hàng tư vấn. Với những thiết bị không cần tháo vỏ máy, bạn chỉ cần dùng dây kết nối đi kèm với eGPU cắm trực tiếp vào máy là được. Nhưng với các thiết bị cần tháo vỏ, thao tác có phần phức tạp hơn một chút. Cụ thể, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần gỡ cài đặt trình điều khiển đồ họa cũ trên máy tính của bạn.
Bước 2: Kế đến, bạn tắt nguồn, rút nguồn điện ra khỏi máy.
Bước 3: Tiếp theo bạn dùng tua vít tháo phần vỏ laptop phía sau ra.
Bước 4: Sau đó, bạn cho eGPU vào khe tương thích.
Bước 5: Cuối cùng, bạn lắp lại phần vỏ máy, khởi động và chạy trình điều khiển đồ họa mới.
Các loại eGPU phổ biến trên thị trường
Tại Việt Nam, thị trường eGPU vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai, chưa có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, chúng ta có thể điểm qua một số thương hiệu phổ biến, được đông đảo người dùng trên thế giới ưa chuộng như:
EXP GDC Beast: EXP GDC Beast được sản xuất từ Trung Quốc. Chúng hỗ trợ kết nối với máy qua cổng mPCle, EC 34, EC 35, NGFF. Nhờ mức giá rẻ nên các eGPU tới từ EXP GDC Beast được rất nhiều người ưa chuộng, sử dụng.
PE4C: eGPU PE4C kết nối với laptop qua giao thức mPCIe, EC, NGFF. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ Đài Loan, có tính năng tương tự như EXP GDC Beast.
Akitio Node: eGPU Akitio Node là dòng sản phẩm cao cấp, được kết nối qua cổng Thunderbolt. Tuy nhiên, do mức giá cao nên chúng chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
Alienware Graphics Amplifier: Dòng eGPU kết nối qua PCIe. Chúng được thiết kế riêng cho những máy tính Alienware của Dell chứ không sử dụng cho laptop thông thường.
Trên đây là những thông tin cơ bản được Vi Tính Phong Dũng tổng hợp, người dùng cần biết về eGPU. Hy vọng qua đó, bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích, đưa ra quyết định mua, tìm mua được sản phẩm eGPU tốt nhất cho nhu cầu của mình.
Xem thêm: